Thống kê Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?

Mỗi dân tộc sẽ mang một màu sắc riêng tạo nên một Việt Nam đa dạng bản sắc văn hóa. Vậy Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử hình thành và phát  triển

Việt Nam có 54 dân tộc anh em

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì các dân tộc tại Việt Nam hiện nay có Chủng Cổ Mã Lai. Sau quá trình hình thành và phát triển được chia thành các giai đoạn khác nhau. Khoảng 10000 năm về trước bộ phận cư dân thuộc Đại chủng Á sống chủ yếu ở vùng Tây Tạng sau đó di cư về phía Đông Nam, Đông Dương. Các bộ phận Đại chủng Á kết hợp với Đại chủng Úc hình thành và tạo ra chủng Cổ Mã Lai.

Sau giai đoạn đầu thì tại Miền Bắc Việt Nam hiện nay có sự dịch chuyển của chủng Cổ Mã Lai thường xuyên tiếp xúc với Đại chủng Á từ phía Bắc tràn xuống. Từ đó hình thành nên một chủng mới có tên là Nam Á.

Giai đoạn cuối, chủng Nam Á được chia thành các dân tộc nói một số thứ tiếng như: Việt – Mường, Mèo – Dao, Môn – Khơ me, Tày – Thái,… Thời gian hình thành và phát triển thành chủng Nam đảo.

Tính đến thời điểm hiện tại thì dân số của Việt Nam là:

  • 564.407 người
  • 54 dân tộc

Dân tộc Kinh chiếm 86% dân số. Các dân tộc khác như:

  • Dân tộc Thái
  • Dân tộc Mường
  • Dân tộc Tày
  • Dân tộc Nùng
  • Dân tộc Chăm
  • Dân tộc Sán Dìu …

Phần lớn các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu, vùng xa tại miền Bắc, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây được gọi là dân tộc thiểu số đông người. Ngoài ra, dân tộc thiểu số ít người phải kể đến như:

  • Dân tộc Ơ đu
  • Rơ Măm
  • Brâu….

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em

Việt Nam có 54 dân tộc được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau cụ thể:

  • Tày – Thái
  • Việt – Mường
  • Ka Đai
  • Mông – Dao
  • Nam Đảo
  • Tạng Miến
  • Hán

Chúng ta cùng tìm hiểu các ngôn ngữ của các dân tộc anh em và Việt Nam có bao nhiêu họ nhé!

Bản sắc văn hóa dân tộc


Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường

Ngôn ngữ này người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và đánh bắt cá bao gồm các dân tộc:

  • Dân tộc Kinh
  • Dân tộc Mường
  • Dân tộc Chứt
  • Dân tộc Thổ

Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái

Giao tiếp bằng ngôn ngữ Tày Thái ở nhà sàn và trồng lúa nước. Hình thức là canh tác nương rẫy. Ngoài ra, họ còn phát triển các nghề thủ công khác như: Dệt, rèn..Các dân tộc nói ngôn ngữ này bao gồm:

  • Dân tộc Tày
  • Dân tộc Giáy
  • Dân tộc Lào
  • Dân tộc Nùng
  • Dân tộc Thái
  • Dân tộc Sán Chay
  • Dân tộc Lự
  • Dân tộc Bố Y.

Khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam là nơi tập trung đông dân cư dân nói tiếng Tày Thái bao gồm:

  • Cao Bằng
  • Tuyên Quang
  • Lạng Sơn
  • Lai Châu
  • Thái Nguyên
  • Bắc Kạn
  • Sơn La
  • Yên Bái…

Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao gồm  3 dân tộc:

  • Pà Thẻn
  • Dao
  • Mông

Nhóm ngôn ngữ Ka Đai

Nhóm ngôn ngữ Ka Đai gồm 4 dân tộc:

  • La Ha
  • Cờ Lao
  • Pu Péo
  • La Chí

Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến

Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến gồm 6 dân tộc:

  • Hà Nhì
  • Lô Lô
  • Si La
  • Phù Lá
  • La Hủ
  • Cống


Ngoài ra, các dân tộc thuộc 3 nhóm Mông Dao, Ka Đai, Tạng Miến hiện nay đều cư trú tại các tỉnh như:

  • Hà Giang
  • Lạng Sơn
  • Cao Bằng
  • Thái Nguyên
  • Tuyên Quang
  • Lào Cai
  • Sơn La
  • Lai Châu.

Làng bản của họ ở lưng chừng núi. Trái ngược với các dân tộc như: Cống, Dao, La Chí…. Thì họ lại xây dựng làng ven các con sông suối.

Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me

Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me gồm 21 dân tộc:

  • Dân tộc Brâu
  • Dân tộc Ba Na
  • Dân tộc Cơ Ho
  • Dân tộc Bru – Vân Kiều
  • Dân tộc Chơ Ro
  • Dân tộc Co
  • Dân tộc Cơ Tu
  • Dân tộc Giẻ Triêng
  • Dân tộc H’rê
  • Dân tộc Kháng
  • Dân tộc Mảng
  • Dân tộc Khơ Mú
  • Dân tộc Khơ Me
  • Dân tộc Xinh Mun
  • Dân tộc M’nông
  • Dân tộc Rơ Măm
  • Dân tộc Ơ Đu
  • Dân tộc Mạ
  • Dân tộc Tà ôi
  • Dân tộc Xơ Đăng
  • Dân tộc Xtiêng

Cuộc sống sinh hoạt của các đồng bào thuộc nhóm này chủ yếu là canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Một trong những nét độc đáo của đồng bào nơi đây là kiến trúc nhà rông, nhà dài ở Tây Nguyên và chùa Khmer… Họ sống bằng nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hóa cộng đồng.

Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo

Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo gồm 5 dân tộc:

  • Dân tộc Gia Rai
  • Dân tộc Raglai
  • Dân tộc Ê Đê
  • Dân tộc Chăm
  • Dân tộc Chu Ru.

Đồng bào nhóm này tập trung tại các cao nguyên đất đỏ Tây nguyên và dải dất dọc ven biển miền Trung. Họ sống bằng nghề làm gốm, đan lát … văn hóa đậm chất tính mẫu hệ.

Nhóm ngôn ngữ Hán

Nhóm ngôn ngữ Hán gồm 3 dân tộc:

  • Dân tộc Ngái
  • Dân tộc Sán Dìu
  • Dân tộc Hoa.

Đồng bào sinh sống rải rác khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Văn hóa người Hán mang đậm tính chất phụ hệ.

Việt Nam có 54 dân tộc đều là anh em một nhà cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm để có được đất nước hòa bình như ngày hôm nay. Qua bài viết thống kê Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích tới quý độc giả.