Ethernet là gì? Đặc điểm nổi bật của cổng Ethernet

Do dù là thuật ngữ phổ biến trong các thiết bị tivi, máy tính, laptop… nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự biết Ethernet là gì? Vậy hãy cùng thethresher.com tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này cũng như tính năng nổi bật của Ethernet trong bài viết dưới đây nhé.

I. Ethernet là gì?

Ethernet là công nghệ kết nối mạng dùng dây
Ethernet chính là công nghệ truyền thông kết nối các thiết bị trong mạng cục bộ có dây (hay còn gọi là mạng LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN). Ethernet cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức là tập hợp các quy tắc, ngôn ngữ mang chung.
So với mạng cục bộ có dây, mạng không dây thì Ethernet thường ít bị gián đoạn hơn. Bên cạnh đó, mức độ kiểm soát, bảo mật mạng của Ethernet cũng cao hơn vì các thiết bị phải kết nối vật lý bằng hệ thống cáp.
Điều này đã khiến cho người ngoài khó có thể truy cập được dữ liệu mạng hoặc chiếm đoạt băng thông thiết bị không hoạt động. Vì thế mà Ethernet được sử dụng rộng rãi trong văn phòng, công ty, trường học…

II. Cách thức hoạt động của Ethernet

Cách thức hoạt động của Ethernet là sử dụng lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu trên mô hình tham chiếu kết nối mở hệ thống. Ethernet ban đầu sẽ chạy trên cáp đồng trục, kết nối nhiều thiết bị thành các phân đoạn mạng. Thiết bị lớp vật lý sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển dữ liệu, sử dụng cấu trúc liên kết chuỗi hoặc cấu trúc sao.
Nếu hai thiết bị chia sẻ một hub cố gắng truyền dữ liệu cùng một lúc, các gói có thể va chạm với nhau và xảy ra những vấn đề khi kết nối. Vì thế, để giảm bớt tình trạng này thì IEEE đã phát triển giao thức CSMA/CD cho phép các thiết bị có thể kiểm tra xem đường truyền có đang sử dụng hay không trước khi bắt đầu thực hiện truyền dữ liệu mới.
Sau đó, các Hub Ethernet sẽ nhường chỗ cho những thiết bị chuyển mạch mạng. Bởi vì một Hub không thể phân biệt giữa các điểm trên phân đoạn mạng nên nó không thể gửi dữ liệu từ điểm A đến điểm B. Thay vào đó, khi có bất cứ thiết bị mạng gửi đường truyền thông qua cổng đầu vào, Hub sẽ sao chép dữ liệu và phân phối dữ liệu đó cho tất cả các đầu cổng ra.
Ngược lại, một bộ chuyển mạch chỉ cần gửi lưu lượng dành cho thiết bị của nó đến bất kỳ cổng cụ thế chứ không gửi bản sao cho tất cả đường truyền trên phân đoạn mạng. Điều này sẽ cải thiện được tính bảo mật, tính hiệu quả.

III. Một số tính năng của Ethernet

Ethernet có tính bảo mật cao, tốc độ truyền tải nhanh, mượt mà
  • Dữ liệu khi được truyền qua Ethernet có tốc độ cao, mượt mà.
  • Ethernet có tính bảo mật, độ tin cậy cao nên người dùng có thể yên tâm sử dụng. Nếu phát hiện có người lạ xâm nhập thì tất cả các thiết bị trong mạng sẽ dừng ngay lập tức và đợi đến khi có người cố gắng truyền lại.
  • Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu dễ dàng với máy tính, máy in…
  • Tốc độ mạng Ethernet được truyền nhanh chóng.

IV. So sánh Ethernet và Wifi

Cho dù Ethernet được sử dụng khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn với Wifi. Vậy điểm khác biệt giữa Wifi và Ethernet là gì? Dưới đây là sự so sánh điểm mạnh và hạn chế của Ethernet và Wifi.

1. Ưu điểm

  • Ethernet:
Cường độ tín hiệu ổn định bởi sử dụng dây kết nối thiết bị với modem.
Tính bảo mật cao do kết nối bằng dây, nên người dùng có thể kiểm soát được lượng người muốn kết nối với mạng cục bộ của bạn.
  • Wifi:
Không tốn chi phí mua dây cáp: do không kết nối bằng dây nên người dùng không phải tốn nhiều tiền để mua dây cáp kết nối.
Không sử dụng cổng kết nối: với wifi người dùng không cần phải sử dụng cổng kết nối dây cáp.
Thoải mái di chuyển: người dùng có thể di chuyển dễ dàng đến các vị trí khác mà không cần lo lắng việc kết nối mạng.

2. Hạn chế

  • Ethernet:
Với Ethernet, người dùng phải tốn chi phí để mua dây cáp kết nối
Tốn chi phí mua dây cáp: nếu doanh nghiệp muốn sử dụng Ethernet là phương thức kết nối mạng chính thì chi phí mua dây cáp kết nối, vật che chắn dây cáp… là khá lớn. Vì thế Ethernet phù hợp với quy mô nhỏ như gia đình, lớp học. Thế nhưng nếu bạn ưu tiên tính bảo mật thì nên sử dụng Ethernet cho dù chi phí khá đắt đỏ.
Cổng kết nối ít: hiện có rất nhiều thiết bị tích hợp cổng Ethernet như laptop, tivi, máy tính… Thế nhưng cũng có nhiều thiết bị không tích hợp loại cổng này. Vì thế, bạn nên kiểm tra liệu thiết bị đang dùng có tích hợp cổng Ethernet hay không.
Tính di động: Ethernet có tính cố định, phù hợp với những thiết bị ít di chuyển như tivi, máy tính… Do đó, nếu bạn là người thường xuyên di chuyển thì nên sử dụng wifi là tốt nhất.
  • Wifi:
Cường độ tín hiệu: do wifi dùng kết nối không dây nên dễ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách, vật chắn.
Tính bảo mật thấp: wifi thường được dùng ở nơi công cộng với đặc điểm kết nối không dây nên dễ dàng bị kẻ xấu đột nhập vào thiết bị đang kết nối wifi của bạn.

V. Một số loại cáp Ethernet phổ biến

  • Cáp CAT5E: loại cáp này ít bị nhiễm chéo và hỗ trợ truyền tín hiệu lên đến 1000Mbps.
  • Cáp CAT6: có nhiều đặc điểm tương đồng với CAT5E nhưng băng thông của nó có thể lên đến 250Mhz, gấp 2.5 lần so với cáp CAT5E.
  • Cáp CAT6A: có bỏ bọc dày để hạn chế nhiễu, băng thông có thể lên đến 500 MHz, gấp đôi cáp CAT6 và có khả năng hỗ trợ truyền tín hiệu 100Mbps ở khoảng cách 100m.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ Ethernet là gì. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được cách thức hoạt động, những ưu điểm, hạn chế của nó. Đừng quên việc nghiên cứu các loại cáp Ethernet phù hợp trước khi dùng nhé.