Nhược thị là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm hoặc mất thị lực ở nhiều người. Do đó việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm về thị lực. Vậy nhược thì là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng thethresher.com giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
I. Bệnh nhược thị là gì?
Nhược thị hay còn được gọi là mắt lười, là một bệnh lý liên quan đến sức khỏe của mắt, thị lực. Thuật ngữ này được dùng khi thị lực một bên mắt giảm do quá trình hoạt động không ăn khớp với não.
Theo thống kê, tỷ lệ người bị nhược thị không quá cao, vì thế mà nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được nhược thị là bệnh gì, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp. Hiện nay, nhược thị được phân thành 2 dạng là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể.
Trong đó, nhược thị chức năng có mức độ nhẹ hơn, nếu áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp thì có thể phục hồi được chức năng. Ngược lại, nếu nhược thị thực thể thì không thể điều trị, phục hội sức khỏe mắt được.
II. Những dấu hiệu của bệnh nhược thị
Như đã chia sẻ, do không quá phổ biến nên nhiều người không biết dấu hiệu của bệnh nhược thị là? Theo đó, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện sau để kịp thời phát hiện sức khỏe của mắt.
Một số người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng mắt lác, tức là 2 mắt hướng về phía khác nhau. Sau đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với những tật khúc xạ như viễn thị, cận thị…
Ngoài ra, nhược thị còn có những triệu chứng khác như đục thủy tinh thể, thường xuyên phải nheo mắt, nghẹo cổ để nhìn rõ mọi vật, nhức mỏi mắt…
III. Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị, trong đó có 3 nguyên nhân chính là bất thường khúc xạ, lác mắt, những bất thường gây cản trở đến thị giác. Cụ thể như sau:
1. Bất thường khúc xạ
Những bất thường khúc xạ thường do độ tập trung ánh sáng tại thủy tinh thể bên trong mắt gây ra. Thông thường, tất khúc xạ sẽ xảy ra ở hai mắt, mỗi mắt có bất thường khúc xạ khác nhau.
Các bất thường khúc xạ có thể được xử lý bằng việc đeo kính. Thế nhưng, nếu người bệnh không được thăm khám thường xuyên thì rất khó phát hiện.
2. Lác mắt
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị. Lác mắt khiến hai mắt không thể tập trung vào tiểu điểm của các vật thể khác nhau.
3. Các bất thường gây cản trở thị lực
Bất kỳ bất thường nào cũng có thể gây cản trở đến khả năng nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh đều có thể gây ra bệnh nhược thị, bởi vì não bộ không tạo ra được đường dẫn từ thị giác đến mắt.
Một số bất thường gây cản trợ thị giác thường gặp như đục thủy tinh thể, sụp mí, bất động khúc xạ, sẹo ở giác mạc…
IV. Nhược thị có nguy hiểm không?
Bệnh nhược thị rất nguy hiểm bởi vì nó có thể gây mất thị lực ở người bệnh. Hơn thế, nhược thị không thể tự khỏi và nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Do đó, nếu điều trị sớm thì khả năng phục hồi thị lực càng cao.
Bên cạnh đó, tuổi tác người bệnh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hửng đến phương pháp điều trị. Nếu người bệnh còn nhỏ thì tỷ lệ thành công cao hơn so với người trưởng thành. Mặc dù thế, người lớn nếu bị lác mắt vẫn có thể điều trị được, giúp mắt nhìn không bệnh lệch trung nhưng chỉ mang tính chất thẩm mỹ chứ tác dụng cải thiện thị lực rất thấp.
V. Điều trị bệnh nhược thị như thế nào?
Để có thể chọn được phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ của bệnh. Đối với tình trạng nhẹ, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc, sử dụng kính. Nếu tình trạng nghiêm trọng thì sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật.
1. Điều trị không phẫu thuật
Như đã chia sẻ khi giải thích nhược thị là gì, không phải người bệnh nào cũng áp dụng phương pháp phẫu thuật. Hiện nay, việc sử dụng kính mắt để hiệu chỉnh rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Loại kính này có thể hỗ trợ não bộ trong quá trình gửi hình ảnh đến mắt. Phương pháp này được thực hiện với người bị cận thị, viễn thị.
Ngoài ra, người bệnh có đôi mắt yếu, nhạy cảm thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, hoặc miếng dán.
2. Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh điều trị bằng miếng dán, thuốc nhỏ mắt hoặc kính không có hiệu quả thì sẽ được xem xét phương pháp phẫu thuật.
Dựa vào độ tuổi người bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chọn hình thức phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đảm bảo việc điều trị dứt điểm nhược thị, bệnh lý này có thể tái phát bất cứ lúc nào tùy theo tình trạng sức khỏe của mắt, cách chăm sóc sau phẫu thuật.
V. Phòng ngừa bệnh nhược thị
Có thể thấy việc hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của nhược thị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa mất thị lực ở trẻ. Cho dù không có cách ngăn ngừa nhược thị, những vấn đề liên quan đến thị lực, nguyên nhân gây bệnh. Thế nhưng, mọi người có thể chủ động giảm mức độ nguy hiểm của bệnh, ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.
Cách tốt nhất là nên khám mắt định kỳ. Do nhược thị không có những dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị nhược thị cho đến khi đi khám mắt.
Mục đích của việc khám mắt định kỳ là phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thị lực, qua đó có thể chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết được bệnh nhược thị là gì, mức độ nguy hiểm của bệnh đến mắt. Qua đó, có được biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.